Chăm sóc tận tình, hết mình vì sức khỏe, Sức khỏe của bạn là niềm vui của chúng tôi

Tin tức y tế mới nhất, thử nghiệm lâm sàng, hướng dẫn

b16-18
Bệnh viện

Những điều bạn chưa biết về bệnh viện ở Việt Nam.

Bệnh viện tại Việt Nam

Bệnh viện là cấu phần quan trọng của hệ thống cung cấp dịch vụ y tế. Để đạt được bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân (UHC), việc xác định rõ vai trò và tối ưu hóa hiệu suất của bệnh viện là không thể thiếu. Tuy nhiên, nhiều quốc gia vẫn đang phải đối mặt với những khó khăn trong việc lên kế hoạch và  quản lý bệnh viện. Những thách thức ở cấp độ bệnh viện,  như quản lý yếu kém, thời gian chờ đợi lâu, chất lượng dịch vụ và độ an toàn thấp, và sự chưa hài lòng của bệnh nhân hiện đang ảnh hưởng đến hoạt động  của bệnh viện. Ở cấp độ của hệ thống y tế, các thách thức như  chưa phối hợp đầy đủ với hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu, chi phí leo thang, quy định  lỏng lẻo và giám sát không chặt chẽ cũng làm suy giảm các đóng góp của hệ thống bệnh viện cho sức khỏe  người dân.

Hệ thống bệnh viện tại Việt Nam bao gồm cả bệnh viện công  và bệnh viện tư , trong đó, các bệnh viện công  đóng vai trò  chính trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân. Nhìn chung, bệnh viện công tuy có chất lượng chuyên môn tốt nhưng cũng góp phần lớn vào việc gia tăng chi tiêu y tế.

Cải cách tự chủ bệnh viện ở Việt Nam được bắt đầu từ những năm 1990, với những chính sách mới cho phép các bệnh viện thu phí dịch vụ từ người bệnh. Tuy nhiên cũng không khó để nhận thấy rằng các bệnh viện công lập cần tăng cường  tài chính và quản trị, và   ở cấp hệ thống y tế thì bệnh viện cần được giám sát kỹ càng, nhằm   nâng cao chất lượng  và hiệu suất  hoạt động. Đồng thời, chính phủ  cũng nên có kế hoạch tăng cường đầu tư vào hệ thống chăm sóc sức khỏe tuyến cơ sở (cấp huyện và xã) để giảm tình trạng quá tải ở các bệnh viện trung ương và thúc đẩy sự phối hợp hoạt động trong  toàn hệ thống y tế.

b16-18
COVID19

Vậy là Bạn Đã Hoàn Thành Việc Tiêm Phòng COVID.

Những điều bạn có thể chưa biết về Vắc xin tại ESM.

Tất cả các loại vắc xin tại ESM đều được nhập khẩu từ các hãng đã sản xuất uy tín trên thế giới và một số ít vắc xin được sản xuất tại Việt Nam đã được kiểm chứng về độ hiệu quả và an toàn. Vắc xin được bảo quản trong dây chuyền lạnh theo (WHO) với hệ thống dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, kho lạnh trung tâm hiện đại, đảm bảo nhiệt độ bảo quản từ 2 - 8 độ C, có tới 3 nguồn điện cấp liên tục...

- Giá gói vắc xin tại VNVC được tính là giá lẻ của các mũi tiêm (không tín giá ưu đãi) và phí bảo quản vắc xin trong lạnh đạt chuẩn quốc tế GSP đến tháng 24, phí trượt chống giá và các dịch vụ cao cấp khác ... bằng 20% trên mỗi mũi vắc xin có trong gói.

- Bảng giá vắc xin ESM được niêm yết công khai trên toàn hệ thống, cam kết bình ổn, miễn phí hoàn toàn: phí khám, phí tư vấn, phí tin nhắn lịch tiêm, phí gửi xe, lưu lịch sử tiêm, giấy xác nhận, khu vui hcoiw, bĩm tã... cùng các dịch vụ cao cấp khác tại trung tâm.

- Chúng tôi lựa chọn những vắc xin nhập khẩu từ nước ngoài của các hãng sản xuất uy tín, nổi tiếng Thế giới, và số ít các vắc xin được sản xuất tại Việt Nam đã được kiểm chứng về độ hiệu quả và an toàn. Toàn bộ vắc xin trong hệ thống phòng tiêm được bảo quản nghiêm ngặt theo khuyến cáo của Tổ chứ Y tế Thế giới (WHO). Toàn vộ vắc xin tại ESM được bảo quản, đảm bảo an toàn, chất lượng cao tại hệ thống kho bảo quản đạt chuẩn quốc tế GSP.

- Chúng tôi cam kết: Cung cấp đầy đủ vắc xin theo gói của Quý khách hàng đã lựa chọn, đảm bảo quyền lợi cho Quý khách hàng ngya cẩ khi tình trạng khan hiếm vắc xin có thể xảy ra

 
 

 

 

b16-18
Sức Khỏe Mỗi ngày

Thức ăn nhanh có tốt cho sức khỏe không?

1. Thức ăn nhanh gây tăng cân, béo phì và áp lực xương khớp.

Sử dụng đồ ăn nhanh nhiều chất béo, calo và carbs đã qua chế biến hơn mức cơ thể cần trong một bữa ăn khiến bạn nhanh chóng tăng cân và béo phì.

Thừa cân và béo phì do thức ăn nhanh sẽ gây thêm áp lực lên xương khớp, đặc biệt là hông và đầu gối. Điều này không chỉ làm vận động trở nên khó khăn hơn mà còn làm tăng các cơn đau khớp và khiến bạn dễ bị gãy xương hơn.

2. Làm tăng đường trong máu

Hầu hết thức ăn nhanh, bao gồm cả đồ uống và đồ ăn vặt như: bánh mì kẹp thịt, gà rán, xúc xích, khoai tây chiên, trà sữa, nước có gas… đều chứa nhiều carbohydrate, rất ít hoặc không có chất xơ.

Khi tiêu hóa những thực phẩm này, carbs được giải phóng dưới dạng glucose (đường) vào máu dẫn đến làm tăng lượng đường trong máu.

Khi lượng đường trong máu tăng lên, cơ thể bạn sẽ tiết ra insulin để cân bằng. Theo thời gian, lượng đường tăng đột biến này có thể làm hao mòn tuyến tụy (cơ quan tạo ra insulin). Điều này khiến lượng đường trong máu luôn ở mức cao, gây ra bệnh đái tháo đường.

3. Tăng cholesterol xấu

Chất béo chuyển hóa là chất béo được tạo ra trong quá trình chế biến thực phẩm. Nó thường được tìm thấy trong thức ăn nhanh như: các loại bánh nướng, bánh ngọt, bánh quy, bột bánh pizza…

Không có lượng chất béo chuyển hóa nào là tốt hoặc có lợi cho sức khỏe. Ăn thực phẩm có chứa chất này có thể làm tăng cholesterol xấu và giảm cholesterol tốt, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường và bệnh tim.

4. Gây đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy

Thức ăn nhanh cũng thường chứa nhiều muối. Sự kết hợp của chất béo, đường và muối có thể làm cho thức ăn nhanh ngon hơn, khiến chúng ta ăn nhiều hơn. Nhưng đó cũng là nguyên nhân khiến chúng ta thường bị giữ nước, đầy hơi, chướng bụng, có cảm giác ậm ạch… sau khi ăn.

Vì được chế biến kỹ nên thức ăn nhanh, đặc biệt là đồ ăn chiên rán hoặc nhiều kem có thể khó tiêu hóa. Nếu cơ thể không thể phân hủy, nó có thể gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.

5. Tăng huyết áp và bệnh tim

Chế độ ăn có nhiều muối cũng nguy hiểm đối với những người mắc các bệnh về huyết áp. Ăn quá nhiều muối làm tăng huyết áp và làm hư hại mạch máu. Nó cũng làm tăng nguy cơ suy tim, đau tim và đột quỵ.

6. Khiến da nhanh lão hóa

Thức ăn nhanh chứa rất nhiều những thành phần không tốt cho da. Cụ thể: 

  • Đường có thể làm giảm mức độ collagen và dẫn đến các dấu hiệu lão hóa sớm như nếp nhăn. 
  • Muối khiến cơ thể giữ nước gây ra bọng dưới mắt. 
  • Lượng chất béo bão hòa cao kích hoạt các hormone gây ra mụn trứng cá.

7. Ảnh hưởng đến trí nhớ

Các chuyên gia cho rằng, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa trong thức ăn nhanh khiến cơ thể tạo ra các mảng trong não. Những nguyên nhân này gây ra chứng sa sút trí tuệ và làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer hơn so với những người không ăn thức ăn nhanh.

8. Dễ mắc bệnh răng miệng

Mức độ cao của carbs và đường trong thức ăn nhanh làm tăng lượng axit trong miệng. Những chất này làm mòn men răng và làm tăng nguy cơ bị sâu răng và các bệnh về nướu.

b16-18
Sức Khỏe Mỗi ngày

Các loại trái cây cung cấp vitamin tốt nhất cho cơ thể

Vitamin được chia làm 2 loại: Vitamin tan trong chất béo và vitamin tan trong nước.

1. Bốn vitamin hòa tan trong chất béo

Các vitamin hòa tan trong chất béo được lưu trữ trong mô mỡ. Chất béo giúp phân hủy các vitamin này để cơ thể có thể hấp thụ tốt hơn. Các vitamin tan trong chất béo được lưu trữ trong cơ thể, nên việc sử dụng quá liều có thể gây nguy hiểm.

1.1 Vitamin A

Rất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là cho mắt. Nếu cơ thể thiếu hụt vitamin A sẽ gây ra các triệu chứng quáng gà và bệnh keo sừng, khiến cho lớp trước trong của mắt bị khô và có mây.

Nhu cầu cần thiết của người trưởng thành, khỏe mạnh từ 500-600 microgam mỗi ngày. Các thực phẩm giàu vitamin A bao gồm: Gan, dầu gan cá, cà rốt, bông cải xanh, cải xoăn, rau bina, bí ngô, khoai lang, trứng, bơ, pho-mát, sữa, một số trái cây màu đỏ, vàng…

1.2 Vitamin D

Rất cần thiết cho sự khoáng hóa lành mạnh của xương. Nếu thiếu vitamin D có thể gây còi xương ở trẻ; loãng xương, nhuyễn xương ở người lớn...

Cơ thể tổng hợp vitamin D qua tiếp xúc với tia UVB từ ánh nắng mặt trời hoặc các nguồn thực phẩm như cá béo, trứng, gan bò, nấm…

1.3 Vitamin E

Vai trò chống oxy hóa của vitamin E sẽ giúp cơ thể ngăn ngừa stress oxy. Đây là một vấn đề làm tăng nguy cơ viêm lan rộng. Mặc dù thiếu vitamin E nặng hiếm gặp nhưng có thể dẫn đến thiếu máu tán huyết ở trẻ sơ sinh do tình trạng phá hủy các tế bào máu.

Vitamin E có trong mầm lúa mì, kiwi, hạnh nhân, trứng, các loại hạt, rau xanh, dầu thực vật. Nhu cầu mỗi ngày cơ thể cần từ 5-20mg.

1.4 Vitamin K

Rất cần thiết cho quá trình đông máu. Khi cơ thể thiếu có thể gây ra tình trạng dễ bị chảy máu bất thường hoặc chảy máu các tạng.

Thực phẩm giàu vitamin K bao gồm: Đậu tương lên men, rau lá xanh, bí ngô, mùi tây, quả sung…

Nhu cầu vitamin K mỗi ngày khuyến cáo là từ 65-80 microgam.

2. Chín vitamin hòa tan trong nước

Đối với các vitamin tan trong nước, nếu dùng nhiều hơn mức cần thiết, cơ thể sẽ đào thải qua đường nước tiểu. Do đó có rất ít tác dụng phụ của việc dùng quá liều. Mặt khác, vitamin tan trong nước kém ổn định trong thực phẩm, các chất dinh dưỡng dễ bị mất trong quá trình chế biến thực phẩm (nấu nướng), nên tình trạng thiếu hụt rất phổ biến. Do đó cần bổ sung để bảo vệ cơ thể khỏi thiếu hụt các loại vitamin này.

2.1 Vitamin B1 (thiamine)

Là vitamin rất cần thiết để sản xuất các enzym khác nhau giúp phân hủy lượng đường trong máu. Nhu cầu là 0,4mg/1000kcal.

Nếu cơ thể thiếu vitamin B1 có thể gây ra hội chứng Beriberi và Wernicke korsakoff.

Thực phẩm giàu vitamin B1 bao gồm: Men bia, thịt lợn, hạt ngũ cốc, hạt hướng dương, gạo lứt, lúc mạch đen nguyên hạt, măng tây, cải xoăn, súp lơ, khoai tây, cam, gan, trứng.

2.2 Vitamin B2 (riboflavin)

Rất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của các tế bào cơ thể, giúp chuyển hóa thức ăn.

Nhu cầu mỗi ngày là 0,55mg/1000kcal. Khi thiếu vitamin B2, cơ thể sẽ gặp các triệu chứng viêm môi, loét nứt trong miệng.

Vitamin B2 có nhiều trong măng tây, chuối, hồng, đậu bắp, đậu xanh, cải thìa, pho-mát, sữa, sữa chua, thịt, trứng, cá.

2.3 Vitamin B3 (niacin, niacinamide)

Đây là chất dinh dưỡng quan trọng, giúp hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, tim mạch và làn da khỏe mạnh. Cơ thể không tổng hợp được đủ nhu cầu, cũng không dự trữ được. Vì thế hàng ngày, cơ thể cần dùng vitamin B3 bổ sung từ thực phẩm để sử dụng, nếu dư thừa sẽ bài tiết thải ra ngoài qua đường nước tiểu.

Cơ thể cần niacin để các tế bào phát triển và hoạt động chính xác. Khi cơ thể thiếu hụt vitamin B3 sẽ dẫn đến một vấn đề về sức khỏe, được gọi là Pellagra, gây tiêu chảy, rối loạn đường ruột. Nhu cầu mỗi ngày là 0,55mg/1000kcal.

Thực phẩm giàu vitamin B3, bao gồm: Thịt gà, thịt bò, cá ngừ, cá hồi, sữa, trứng, cà chua, rau nhiều lá, bông cải xanh, cà rốt, đậu phu, đậu lăng, các loại hạt...

2.4 Vitamin B5 (acid pantothenic)

Là một trong những vitamin rất quan trọng, có tác dụng tạo ra các tế bào máu và giúp chuyển đổi thức ăn thành năng lượng, giúp da, tóc và mắt khỏe mạnh. Ngoài giúp cơ thể sản xuất năng lượng, vitamin B5 còn giúp kích thích sản xuất hormone ở tuyến thượng thận…

Nhìn chung hiếm khi gặp gặp tình trạng thiếu vitamin B5, trừ trường hợp bị suy dinh dưỡng. Người thiếu vitamin B5 thường cũng sẽ bị thiếu nhiều loại vitamin khác.

Khi thiếu vitamin B5 thường có cảm giác kiến bò, tăng dị cảm. Có thể bị đau đầu, mệt mỏi, cáu gắt, yếu cơ… Các triệu chứng này sẽ hết khi được bổ sung đủ vitamin B5. Nhu cầu mỗi ngày là 5mg. Cách tốt nhất để nhận đủ vitamin B5 là tuân thủ chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh.

Vitmin B5 có nhiều trong: Thịt, ngũ cốc nguyên hạt, bông cải xanh, bơ và sữa chua.

2.5 Vitamin B6

Còn được gọi là pyridoxine, rất quan trọng trong việc giúp cơ thể chuyển hóa protein, chất béo, carbohydrate và tạo các tế bào hồng cầu, dẫn truyền thần kinh. Cơ thể không thể tự sản xuất vitamin B6, vì vậy phải bổ sung từ thực phẩm hàng ngày hoặc thực phẩm chức năng. Nếu thiếu vitamin B6 có thể dẫn đến thiếu máu và bệnh thần kinh ngoại vi.

Nhu cầu cơ thể cần là 1,3mg/ngày. Thực phẩm giàu vitamin B6 bao gồm: Đậu xanh, gan bò, chuối, bí và các loại hạt.

2.6 Vitamin B7 (Biotin)

Tham gia vào quá trình sản xuất hormone, thúc đẩy sự chuyển hóa protein, carbohydrate và chất béo. Nó cũng góp phần tạo ra keratin - một loại protein cấu trúc trong da, tóc và móng tay. Một lượng nhỏ biotin được tổng hợp do một số ít vi khuẩn ở đường ruột, lượng còn lại tùy thuộc vào chế độ ăn uống của mỗi người. Do đó nếu thiếu hụt vitamin này cơ thể có thể bị viêm da, viêm ruột, khô móng, gãy tóc.

Nhu cầu của cơ thể khoảng 30 mcg vitamin B7 một ngày.

Vitamin B7 có nhiều trong lòng đỏ trứng, gan, bông cải xanh, rau bina, pho-mát

2.7 Vitamin B9 (acid folic)

Rất quan trọng trong việc hình thành tế bào hồng cầu và cho sự phát triển của tế bào khỏe mạnh và cần thiết giúp cơ thể tạo ra ADN và RNA

Khi chế độ ăn thiếu thực phẩm giàu folate hoặc acid folic có thể dẫn đến thiếu hụt folate, gây ra một số ảnh hưởng tới sức khỏe. Đặc biệt ở phụ nữ mang thai nếu thiếu vitamin B9 có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thần kinh ở thai nhi. Do đó nên bổ sung vitamin B9 trước và trong thời gian mang thai. Nhu cầu cần thiết là khoảng 400 microgam/ngày.

Vitamin B9 có nhiều trong các thực phẩm: Các loại rau lá, đậu Hà Lan, các loại đậu, hạt hướng dương.

b16-18
COVID19

Nguy cơ tiềm ẩn sau covid 19

Khi tiêm chủng COVID xuất hiện, có một số điều cần xem xét sau khi quá trình tiêm chủng của bạn hoàn tất. Vì nhiều người trong chúng ta rất hào hứng tham gia giao lưu và dành thời gian rất cần thiết cho những người thân yêu, nên điều quan trọng là phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau khi tiêm chủng để luôn ghi nhớ sự an toàn của mọi người. Các hoạt động như ăn tối tại nhà hàng thay vì mang đi, hoặc dành thời gian trong nhà với một người bạn không sống cùng nhà với bạn đều không nằm ngoài khả năng của bạn. Tuy nhiên, có một số điều cần lưu ý khi bạn đã tiêm phòng đầy đủ.

Khi nào bạn được coi là đã tiêm phòng đầy đủ?
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), bạn được coi là đã tiêm phòng đầy đủ hai tuần sau liều thứ hai của Pfizer-BioNTech hoặc Moderna hoặc hai tuần sau khi tiêm một liều vắc xin Janssen COVID-19 của Johnson & Johnson .

Những hoạt động nào bạn có thể tham gia?
Khi bạn đã được tiêm phòng đầy đủ, có những hoạt động cuối cùng bạn có thể tham gia để cảm thấy bình thường. Mặc dù vẫn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa như giãn cách xã hội và đeo khẩu trang, nhưng thật tuyệt khi cuối cùng cũng cảm thấy rằng đã có ánh sáng ở cuối đường hầm COVID này. Dưới đây là một vài hoạt động mà chúng ta có thể vui vẻ tham gia khi lưu ý đến sự an toàn của COVID2:

Tụ tập trong nhà mà không đeo khẩu trang hoặc giữ khoảng cách 6 feet với những người đã được tiêm phòng khác.
Tụ tập ngoài trời mà không đeo khẩu trang. Tuy nhiên, bạn không nên tụ tập mà không đeo khẩu trang nếu bạn đang ở một địa điểm lớn hoặc trong một đám đông người.
Bạn không cần phải xét nghiệm hoặc cách ly trước hoặc sau khi đi du lịch trong Hoa Kỳ.
Đối với du lịch quốc tế, các yêu cầu về điểm đến khác nhau, vì vậy hãy nhớ kiểm tra trước khi đi. Bạn sẽ cần xuất trình kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19 trước khi lên chuyến bay quốc tế đến Hoa Kỳ. Bạn vẫn nên đi xét nghiệm 3-5 ngày sau khi đi du lịch.
Bạn không cần phải xét nghiệm nếu bạn đã tiếp xúc với người dương tính với COVID-19 trừ khi bạn có các triệu chứng. Tuy nhiên, bạn nên đi xét nghiệm và tránh xa những người khác nếu bạn sống trong môi trường nhóm hoặc nhà và bạn tiếp xúc với người mắc COVID.
Những biện pháp phòng ngừa vẫn cần thực hiện
Một số biện pháp phòng ngừa mà bạn vẫn nên thực hiện bao gồm

Đeo khẩu trang ở những nơi công cộng trong nhà và tránh tụ tập đông người.
Đeo khẩu trang khi đi du lịch.
Tránh tụ tập với nhiều hộ gia đình của những người chưa được tiêm chủng.
Tránh tụ tập trong nhà với người chưa được tiêm chủng có nguy cơ cao.
Tiếp tục làm theo hướng dẫn tại nơi làm việc.
CDC cũng khuyến nghị bất kỳ ai đang dùng thuốc làm suy yếu hệ thống miễn dịch hoặc mắc bất kỳ tình trạng nghiêm trọng nào nên tham khảo ý kiến của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của họ để thảo luận về những hoạt động nào là an toàn sau khi tiêm vắc-xin1.

xét nghiệm kháng thể
Đối với một số người, thử nghiệm chống cơ thể có thể là một lựa chọn. Theo CDC, các kháng thể hoặc protein được tạo ra để phản ứng với nhiễm trùng được phát hiện thông qua xét nghiệm để xem liệu chúng có trong máu của những người sau khi nhiễm trùng hay không. Các kháng thể được sử dụng để phân tích những nỗ lực của cơ thể nhằm chống lại nhiễm trùng3. CDC tuyên bố: “Nói chung, xét nghiệm kháng thể dương tính được cho là một người đã bị nhiễm SARS-CoV-2, loại vi-rút gây ra COVID-19, vào một thời điểm nào đó trong quá khứ. Điều đó không có nghĩa là họ hiện đang bị nhiễm bệnh.”

Về chi phí, xét nghiệm kháng thể SARS-CoV-2 hiện được ước tính có giá từ 30 đến 50 đô la, mức giá này sẽ tăng lên từ 120 đến 175 đô la khi bao gồm chi phí quản lý 4. Trong hầu hết các trường hợp, vui lòng liên hệ với công ty bảo hiểm của bạn để biết chính xác hơn tỷ lệ và ước tính phạm vi bảo hiểm.

Có một số biện pháp phòng ngừa khi nói đến thử nghiệm này3

Thử nghiệm này không nên được sử dụng để xác định xem ai đó có thể trở lại làm việc hay không.
Kết quả âm tính hoặc dương tính giả có thể xảy ra.
Nếu bạn nhận được kết quả dương tính nhưng không có triệu chứng hoặc không ở gần bất kỳ người nào dương tính với COVID, thì hiện tại bạn không có khả năng bị nhiễm bệnh.
Nên tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng ngừa như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên và thực hiện giãn cách xã hội ngay cả khi kết quả xét nghiệm kháng thể là dương tính.
Mặc dù xét nghiệm dương tính với kháng thể có thể giúp bảo vệ bạn khỏi bị nhiễm COVID, nhưng vẫn chưa biết mức độ bảo vệ sẽ là bao nhiêu và trong bao lâu.

b16-18
COVID19

Cảnh báo: Bảo vệ bản thân khỏi lừa đảo

Khi tiêm chủng COVID xuất hiện, có một số điều cần xem xét sau khi quá trình tiêm chủng của bạn hoàn tất. Vì nhiều người trong chúng ta rất hào hứng tham gia giao lưu và dành thời gian rất cần thiết cho những người thân yêu, nên điều quan trọng là phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau khi tiêm chủng để luôn ghi nhớ sự an toàn của mọi người. Các hoạt động như ăn tối tại nhà hàng thay vì mang đi, hoặc dành thời gian trong nhà với một người bạn không sống cùng nhà với bạn đều không nằm ngoài khả năng của bạn. Tuy nhiên, có một số điều cần lưu ý khi bạn đã tiêm phòng đầy đủ.

Khi nào bạn được coi là đã tiêm phòng đầy đủ?
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), bạn được coi là đã tiêm phòng đầy đủ hai tuần sau liều thứ hai của Pfizer-BioNTech hoặc Moderna hoặc hai tuần sau khi tiêm một liều vắc xin Janssen COVID-19 của Johnson & Johnson .

Những hoạt động nào bạn có thể tham gia?
Khi bạn đã được tiêm phòng đầy đủ, có những hoạt động cuối cùng bạn có thể tham gia để cảm thấy bình thường. Mặc dù vẫn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa như giãn cách xã hội và đeo khẩu trang, nhưng thật tuyệt khi cuối cùng cũng cảm thấy rằng đã có ánh sáng ở cuối đường hầm COVID này. Dưới đây là một vài hoạt động mà chúng ta có thể vui vẻ tham gia khi lưu ý đến sự an toàn của COVID2:

Tụ tập trong nhà mà không đeo khẩu trang hoặc giữ khoảng cách 6 feet với những người đã được tiêm phòng khác.
Tụ tập ngoài trời mà không đeo khẩu trang. Tuy nhiên, bạn không nên tụ tập mà không đeo khẩu trang nếu bạn đang ở một địa điểm lớn hoặc trong một đám đông người.
Bạn không cần phải xét nghiệm hoặc cách ly trước hoặc sau khi đi du lịch trong Hoa Kỳ.
Đối với du lịch quốc tế, các yêu cầu về điểm đến khác nhau, vì vậy hãy nhớ kiểm tra trước khi đi. Bạn sẽ cần xuất trình kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19 trước khi lên chuyến bay quốc tế đến Hoa Kỳ. Bạn vẫn nên đi xét nghiệm 3-5 ngày sau khi đi du lịch.
Bạn không cần phải xét nghiệm nếu bạn đã tiếp xúc với người dương tính với COVID-19 trừ khi bạn có các triệu chứng. Tuy nhiên, bạn nên đi xét nghiệm và tránh xa những người khác nếu bạn sống trong môi trường nhóm hoặc nhà và bạn tiếp xúc với người mắc COVID.
Những biện pháp phòng ngừa vẫn cần thực hiện
Một số biện pháp phòng ngừa mà bạn vẫn nên thực hiện bao gồm

Đeo khẩu trang ở những nơi công cộng trong nhà và tránh tụ tập đông người.
Đeo khẩu trang khi đi du lịch.
Tránh tụ tập với nhiều hộ gia đình của những người chưa được tiêm chủng.
Tránh tụ tập trong nhà với người chưa được tiêm chủng có nguy cơ cao.
Tiếp tục làm theo hướng dẫn tại nơi làm việc.
CDC cũng khuyến nghị bất kỳ ai đang dùng thuốc làm suy yếu hệ thống miễn dịch hoặc mắc bất kỳ tình trạng nghiêm trọng nào nên tham khảo ý kiến của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của họ để thảo luận về những hoạt động nào là an toàn sau khi tiêm vắc-xin1.

xét nghiệm kháng thể
Đối với một số người, thử nghiệm chống cơ thể có thể là một lựa chọn. Theo CDC, các kháng thể hoặc protein được tạo ra để phản ứng với nhiễm trùng được phát hiện thông qua xét nghiệm để xem liệu chúng có trong máu của những người sau khi nhiễm trùng hay không. Các kháng thể được sử dụng để phân tích những nỗ lực của cơ thể nhằm chống lại nhiễm trùng3. CDC tuyên bố: “Nói chung, xét nghiệm kháng thể dương tính được cho là một người đã bị nhiễm SARS-CoV-2, loại vi-rút gây ra COVID-19, vào một thời điểm nào đó trong quá khứ. Điều đó không có nghĩa là họ hiện đang bị nhiễm bệnh.”

Về chi phí, xét nghiệm kháng thể SARS-CoV-2 hiện được ước tính có giá từ 30 đến 50 đô la, mức giá này sẽ tăng lên từ 120 đến 175 đô la khi bao gồm chi phí quản lý 4. Trong hầu hết các trường hợp, vui lòng liên hệ với công ty bảo hiểm của bạn để biết chính xác hơn tỷ lệ và ước tính phạm vi bảo hiểm.

Có một số biện pháp phòng ngừa khi nói đến thử nghiệm này3

Thử nghiệm này không nên được sử dụng để xác định xem ai đó có thể trở lại làm việc hay không.
Kết quả âm tính hoặc dương tính giả có thể xảy ra.
Nếu bạn nhận được kết quả dương tính nhưng không có triệu chứng hoặc không ở gần bất kỳ người nào dương tính với COVID, thì hiện tại bạn không có khả năng bị nhiễm bệnh.
Nên tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng ngừa như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên và thực hiện giãn cách xã hội ngay cả khi kết quả xét nghiệm kháng thể là dương tính.
Mặc dù xét nghiệm dương tính với kháng thể có thể giúp bảo vệ bạn khỏi bị nhiễm COVID, nhưng vẫn chưa biết mức độ bảo vệ sẽ là bao nhiêu và trong bao lâu.