
TIẾT KIỆM THỜI GIAN. CẢM THẤY TỐT HƠN.
Bỏ Qua Phòng Chờ!
Đăng ký trực tuyến trước khi bạn đến.
Tiết kiệm thời gian và năng lượng bằng cách dễ dàng đặt lịch hẹn trực tuyến trong vòng vài phút.
“Cái răng, cái tóc là góc con người” không chỉ ngay nay mà từ xa xưa cha ông ta đã đề cao tầm quan trọng của sức khỏe răng miệng. Bạn có chắc mình biết rõ hết những dịch vụ làm răng phổ biến nhất hiện nay chưa? Nếu chưa, hãy cùng Nha Khoa ABC tìm hiểu về 7 dịch vụ làm răng thường gặp tại các phòng khám nha khoa nhé!
Tầm quan trọng của sức khỏe răng miệng
Không phải ngẫu nhiên mà sức khỏe răng miệng rất được quan tâm. Vậy tầm quan trọng của sức khỏe răng miệng là như thế nào?
- Một hơi thở thơm tho, hàm răng trắng sáng sẽ giúp bạn tự tin hơn, đặc biệt là trong giao tiếp hàng ngày.
- Các vấn đề về răng miệng sẽ khiến bạn khó chịu, đau đớn, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày.
- Sức khỏe răng không tốt là nguyên nhân gây ra những bệnh như: viêm họng, viêm amidan…
Do đó, việc vệ sinh răng miệng và kiểm tra răng định kỳ cần được tuân thủ một cách nghiêm túc. Hãy tiếp tục cùng Nha Khoa Tân Định tìm hiểu về 7 dịch vụ làm răng phổ biến nhất hiện nay nhé!
7 Dịch vụ làm răng thường gặp tại các phòng khám nha
Dưới đây là 7 dịch vụ làm răng phổ biến nhất tại các phòng khám nha. Cùng Nha Khoa Tân Định điểm qua từng dịch vụ nhé!
Thủ thuật lấy vôi răng
Thủ thuật lấy vôi răng là một trong những thủ thuật phổ biến nhất tại các phòng khám nha khoa. Lấy vôi răng là gồm hai thủ thuật nha khoa được thực hiện liên tiếp gồm: cạo vôi răng và đánh bóng răng. Đẻ tìm hiểu kĩ hơn về vôi răng là gì? Hãy tham khảo thêm bài viết: “Vôi răng là gì? 4 thắc mắc thường gặp về vôi răng”
Cạo vôi răng
Trong quá trình ăn uống hàng ngày, nếu răng không được vệ sinh đúng cách để loại bỏ những thực phẩm dư thừa trong khoang miệng. Những thực phẩm này sẽ kết hợp với vi khuẩn tạo nên những mảng bám trên bề mặt răng, kẽ răng và chân răng. Mảng bám lâu ngày sẽ bị vôi hoá và tạo thành cao răng. Cao răng là một trong những nguyên nhân gây ra những bệnh lý về răng như: viêm nướu, sâu răng…
Cao vôi răng là một thủ thuật nha khoa mà tại đó các nha sĩ sử dụng các dụng cụ nha khoa để can thiệp. Từ đó lấy đi những mảng bám trên bề mặt răng. Hiện nay, vẫn có rất nhiều người chưa hiểu rõ tác hại của vôi răng. Đồng thời cho rằng việc lấy vôi răng sẽ gây tổn hại cho răng. Vậy những suy nghĩ này liệu có đúng? Cùng tìm hiểu qua bài viết: “Có nên cạo vôi răng hay không? Cạo vôi răng đau không?”
Đánh bóng răng
Đánh bóng răng là khâu tiếp theo sau khi thực hiện lấy vôi răng. Ở bước này, các nha sĩ sẽ gắn một đầu cọ mềm trên tay khoan kết hợp với sáp đánh bóng răng để lấy đi những mẩu vôi còn sót trên bề mặt răng và trong kẽ răng. Đồng thời làm mịn và bóng bề mặt răng để ngăn mảng bám sinh sôi và bám vào bề mặt răng.
Cùng tìm hiểu thêm về thủ thuật đánh bóng răng qua bài viết: ‘Đánh bóng răng là gì? 5 điều có thể bạn chưa biết về thủ thuật đánh bóng răng”
Xử lý răng sâu
Sâu răng là bệnh lý về răng thường gặp không chỉ ở trẻ em mà còn người lớn. Sâu răng là sự tổn thương và mất mô cứng của răng. Nguyên nhân của sâu răng là do vi khuẩn lên men thức ăn còn sót lại trên bề mặt răng. Vi khuẩn lên men sẽ tạo ra axit ăn mòn lớp men răng và ngà răng. Nếu không được xử lý kịp thời, vi khuẩn sẽ tấn công vào tủy răng – nơi chứa dây thần kinh và các mạch máu. Vì vậy, nếu bạn có một trong những triệu chứng dưới đây. Hãy tới các phòng khám nha ngay lập tức vì có thể bạn đang bị sâu răng.
Các triệu chứng:
- Đau răng tự phát không có nguyên nhân rõ ràng
- Đau buốt răng khi ăn và uống
- Trên bề mặt răng xuất hiện những lỗ nhỏ đen hoặc nâu.
Nếu bạn đang gặp phải những cơn đau do sâu răng, hãy tham khảo ngay bài viết: “Đau răng sâu phải làm sao? Trám răng sâu giá bao nhiêu?”
Trám răng sâu
Trong trường hợp răng bạn đã xuất hiện những lỗ sâu răng bạn nên thực hiện trám răng sâu nhanh nhất có thể. Trám răng là một giải pháp nha khoa giúp khôi phục hiện trạng răng bị hư tổn. Bằng cách sử dụng những vật liệu làm đầy trong nha khoa, các nha sĩ sẽ tiến hành nạo vét và làm sạch lỗ sâu. Sau đó sử dụng vật liệu trám để làm đầy và bịt những lỗ sau lại. Điều này giúp ngăn chặn thức ăn và vi khuẩn xâm nhập sâu hơn vào lớp nhà và lớp tủy răng để phá hủy răng.